Bạn biết không, khi trẻ sinh ra, trẻ bắt đầu phát triển cảm xúc trước khi ngôn ngữ được hoàn thiện. Điều này giải thích vì sao trẻ thường khó diễn đạt cảm xúc trẻ có, thay vào đó trẻ thường bộc lộ cảm xúc như la hét, giận giữ, khóc ăn vạ… Những lúc này, trẻ rất cần cách nói của cha mẹ có thể giúp trẻ hiểu và biết cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
1. Đừng chạy! [thể hiện thái độ răn đe]
Cách sửa: Bin, ở đây chỉ đi bộ thôi. [thể hiện thái độ cho thấy cần chậm lại]
Chúng ta thường sai lầm cho là: phải dùng câu mệnh lệnh để giúp trẻ nghe lời. Nhưng, với trẻ đó là cách khuyến khích trẻ tiếp tục làm. Thay vào đó, bạn dùng câu bình thường để cho trẻ thông tin. Bạn sẽ ngạc nhiên vì trẻ sẽ làm tốt hơn.
2. Nín ngay, không khóc nữa!
Cách sửa: hạ thấp người để tầm mắt bạn ngang bằng trẻ và nói “Bin, mẹ biết con không vui, lại đây với mẹ nào!” [Cho trẻ 1 cái ôm]
Khi đối mặt với cơn khóc đột ngột, tức tưởi của trẻ, việc la hét để trẻ nín khóc là không hiệu quả vì lúc này nó gửi 1 thông điệp rằng “mẹ chẳng hiểu mình”. Ngược lại, bạn cho cơ hội để trẻ khóc với 1 sự quan tâm, trẻ sẽ khóc tức tưởi, nhưng là cơn khóc cuối và nín nhanh sau đó vì cảm xúc trẻ đã được giải phóng.
3. Trả lại mẹ điện thoại ngay! [Nói dai dẳng, nhưng trẻ vẫn trì hoãn trả lại điện thoại vì mãi chơi]
Cách sửa: Bin, con cần trả lại mẹ điện thoại, con có 2 phút để đặt điện thoại tại bàn này của mẹ. Nếu sau 2 phút mẹ không thấy chiếc điện thoại trên bàn, con sẽ không được đụng đến nó cho đến ngày mai.
Trẻ con cũng có “cái nghiện” của trẻ và điện thoại, bánh kẹo là những cái nghiện rất thường gặp ở trẻ. Bạn cần cho trẻ hiểu giới hạn thì não bộ của trẻ sẽ tự thiết lập 1 luật lệ. Thay vì lằng nhằng đòi, thì hãy thiết lập 1 giới hạn để não bộ của trẻ tự giải quyết. Trẻ luôn đủ thông minh để làm tốt nó hơn bạn.
4. Không được đánh! [khi trẻ giơ tay đánh em nhỏ, hoặc bố mẹ]
Cách sửa 1: “Bin, không phải vậy, con cần phải làm như vậy với em.” Bạn đặt tay trẻ lên em bé và chỉ cần giao tiếp với em bé.
Đôi lúc trẻ muốn giao tiếp và chơi với em mình, nhưng trẻ chưa biết cách và thường bị người lớn bỏ qua. Trẻ có thể quan sát cách người lớn nựng nhự mẹ hoặc ông bà đánh cưng em bé, và trẻ bắt chước theo. Bạn cần sử dụng câu bình thường và hướng dẫn trẻ cách làm là được. Ngược lại, nếu quát như trên, trẻ sẽ hiểu “cứ tiếp tục vậy!” và trẻ sẽ lập lại và làm mạnh hơn.
Cách sửa 2: “Bin, mẹ đau và không thích như vậy”. Bạn ngưng tương tác với trẻ trong thời gian 5 tiếng đếm thầm. Sau đó, tương tác lại với trẻ như bình thường.
Cho trẻ thấy cảm xúc của bạn, đó là cách để trẻ hiểu hành vi và hệ quả. Trẻ sẽ biết cách tốt nhất để tránh các hệ quả không vui, và từ đó hành vi sẽ tự được cải thiện.
MỖI KHI BẠN TỨC GIẬN VÌ MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ Ở TRẺ HÃY NHỚ ĐẾN NHỮNG ĐIỀU NÀY:
1. Chúng ta luôn nhớ rằng: Cơn giận là lửa – lửa chỉ làm cháy tất cả. Bình tĩnh là Nước –Nước có thể tắm mát tâm hồn, nhưng chọn làm Nước không có nghĩa là chọn yếu thế hơn, mà bạn chọn cách giải quyết vấn đề vì “Nước làm tắt ngọn lửa”.
Khi trẻ bướng bĩnh, là lửa. Khi trẻ vòi vĩnh khóc la, là lửa. Khi trẻ không chịu ăn, là lửa. Khi trẻ đánh bạn, là lửa.
Đừng tức giận vì đó là lửa. Hãy đợi cơn tức giận giảm về 0, là nước. Trong lúc chờ đợi có thể giải quyết trẻ bằng im lặng, im lặng như là bức tường làm ngọn lửa của trẻ không lan ra xa hơn.
2. Chúng ta không nên mắng chửi hoặc đôi co với trẻ vì đó là dầu. Dầu sẽ làm lửa bùng cháy.
3. Chúng ta không nên so sánh trẻ với ai đó vì đó là củi. Củi không bùng cháy như dầu, nhưng giữ lửa lâu hơn. Ngọn lửa cháy âm ỉ sẽ làm yếu kém tâm hồn con trẻ.
4. Im lặng là cách tốt nhất để hạn chế ngọn lửa lan xa. Áp dụng các nguyên tắc răn đe như Time-out, 1-2-3 magic là cách cắt nguồn oxy của ngọn lửa của trẻ. Khi trẻ mất lửa, các vùng chức năng học hỏi và hối cải sẽ phát huy.
Chào các bạn, TS. Bradley Stolbach, ĐH Y Chicago , Mỹ từng trả lời về vấn đề liệu những đứa trẻ thường xuyên trải qua những trải nghiệm tiêu cực từ bố mẹ như: thường xuyên bị đánh, mắng, nói lời tiêu cực, so sánh thì sẽ có ảnh hưởng như thế nào khi đứa trẻ này lớn lên:
• Luôn mang một cảm giác sợ hãi trong nội tâm và dường như không tự tin với mọi quyết định, nhưng trẻ không biết cách làm đúng vì sợ hãi đã choáng lấy các vùng logic học hỏi khác.
• Phát triển không gian khép kín, ngại giao tiếp với người khác, đặc biệt yếu kém trong các hoạt động nhóm- nơi có nhiều người với nhiều tính cách khác nhau.
• Bạn cũng không biết trẻ sẽ “ghi nhớ” điều gì sau những trải nghiệm tiêu cực khi còn nhỏ. Khoa học cũng chưa giải mã được. Nhưng, người ta tìm thấy mối liên quan giữa sự đỗ vỡ hạnh phúc, sự hay đánh con với những người lớn có tuổi thơ hay bị đánh, mắng chửi hay bị so sánh.
Là cha mẹ ai cũng yêu thương và mong muốn con mình hạnh phúc. Đúng! Khi thấy trẻ làm sai hoặc quá bướng bỉnh chúng ta phải răn dạy, nhưng hãy chọn cách để trẻ có thể chịu lắng nghe, cảm nhận được hành vi sai và sửa sai. Chắc chắn rằng cách đánh, mắng chửi hay đem so sánh không phải câu trả lời cho vấn đề này. Chúc các bé vui khoẻ
Chào các bạn, tôi muốn chia sẽ 1 câu nói rất hay của mẹ Teresa dành cho những người làm cha, làm mẹ như chúng ta. “Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy về nhà và yêu thương gia đình mình” Câu nói này thật sự ý nghĩa và nên là kim chỉ nam cho những người đang trong cuộc sống gia đình. Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ!
Chào các bạn, Đây là những tình huống quen thuộc hằng ngày nhưng nếu chúng ta chú ý và thay đổi cách hành xử từ những điều nhỏ quen thuộc này, nó lại mang lại giá trị và bài học rất lớn với trẻ
1. Đi đứng phải cẩn thận chứ!
Cách nói khác:
“Con có nhớ bạn Rùa làm sao thắng bạn Thỏ không? Chính nhờ vào sự kiên trì, cẩn thận và chậm rãi bước đi, không quá hấp tấp vội vàng. Con nghĩ chúng ta cần quan sát và đi chậm lại giống bạn Rùa không?”
2. Suỵt! Im lặng nào
Cách nói khác:
[Giọng bạn nhỏ lại và nói]: Nàng công chúa Lọ Lem sẽ nói thỏ thẻ khi bước vào bữa tiệc có nhiều người xung quanh. Con làm được không con?
3. Thật xấu hổ, toàn làm sai
Cách nói khác:
Lúc nhỏ cha cũng không biết làm.
Con biết chỗ nào con không làm được không?
4. Nín ngay, không mua gì hết, ở nhà có một đống rồi
Cách nói khác:
Nào, hãy nín khóc, cầm khăn lau hết nước mắt.
Nói mẹ nghe con muốn cái gì? Tại sao con muốn nó?
[Nếu trẻ không nín hoặc vẫn lè nhè]
Con sẽ nín khóc nói mẹ nghe hay mẹ sẽ ra tính tiền ngay bây giờ, và mẹ không nghe nữa?
5. Trễ giờ rồi, đi thôi con
Cách nói khác:
“Con muốn chúng ta đi bây giờ hay chúng ta chơi thêm 5 phút nữa rồi sẽ đi?”
6. Không được, nguy hiểm, con còn nhỏ không được chơi [Khi trẻ đòi chơi trò chơi nào đó]
Cách nói khác:
“Mẹ thấy nó không an toàn, con có thể té ngã đau. Con có thể chơi, nhưng sẽ chơi cùng mẹ. Được chứ!”