3 ĐIỀU TIÊU CỰC TRONG LỜI NÓI CỦA CHA MẸ LÀM TRẺ CẢM THẤY TỰ TI VÀ THẤT VỌNG

3 ĐIỀU TIÊU CỰC TRONG LỜI NÓI CỦA CHA MẸ LÀM TRẺ CẢM THẤY TỰ TI VÀ THẤT VỌNG
3 ĐIỀU TIÊU CỰC TRONG LỜI NÓI CỦA CHA MẸ LÀM TRẺ CẢM THẤY TỰ TI VÀ THẤT VỌNG

Vừa qua 2 nhóm nghiên cứu lớn là Hungry Mind Lad của ĐH YorK tại Anh và Mỹ (ĐH MIT) là 2 nhóm tiên phong nghiên cứu cách cha mẹ nói hằng ngày với trẻ lúc nhỏ có ảnh hưởng đến hành vi và phát triển của trẻ như thế nào lúc lớn.

Đây là 3 điều được rút ra từ nghiên cứu về những điều trong lời nói của cha mẹ làm trẻ cảm thấy tự ti về bản thân nhiều nhất:

1. Buộc tội ngay

VD, khi thấy sàn nhà có nước hay cửa tủ lạnh đóng không kỹ, bạn liền “buộc tội ngay” cho trẻ, mà không tìm hiểu nguyên nhân như kiểu “”Con lúc nào cũng gây rắc rối!”

ĐIỀU NÀY LÀM TRẺ HIỂU NHƯ THẾ NÀO? đứa trẻ sẽ tự so sánh mình với điều được buộc tội và cho rằng giá trị của trẻ không bằng điều đó. VD, bạn buộc tội cho việc mở tủ lạnh, thì trẻ cho rằng mẹ xem trọng tủ lạnh hơn mình.

ĐIỀU BẠN NHẬN LẠI TỪ TRẺ: Trẻ sẽ không cho rằng điều bạn nói là đáng tin, mà chỉ cho rằng điều bạn quan tâm là 1 thứ không phải trẻ. Do đó, trẻ vẫn sẽ tái diễn và thậm chí cảm thấy xa rời sự quan tâm của cha mẹ.

LÀM SAO CHO ĐÚNG? Cách chúng ta đáp ứng là quan sát, lắng nghe và hướng trẻ vào giải quyết vấn đề. VD về sàn nhà có nước, bạn hãy hướng trẻ đến nhìn vào hậu quả và giải quyết vấn đề thông qua cho trẻ không gian được lắng nghe.

2. Đưa lời tiên tri

Chúng ta thường hay “đưa lời tiên tri” vô ý mà chẳng hiểu rõ tác dụng và ảnh hưởng của nó lên trẻ. Nếu bạn hay dùng cụm từ “Nếu… thì…” thì có thể bạn sẽ mắc lỗi này. VD, chúng ta thường hay nói kiểu như: nếu không học hành thì cho về chăn trâu hoặc “Nếu con cứ nghịch ngợm như thế, con sẽ chẳng làm được gì khi lớn”. Hoặc 1 cách nói như: con đang nói dối mẹ đúng không, nếu cứ làm thế thì chẳng ai tin con được đâu, mẹ cũng chẵng tin con nữa.

ĐIỀU NÀY LÀM TRẺ HIỂU NHƯ THẾ NÀO? Chúng ta thường nghĩ rằng dùng các lời tiên tri sẽ giúp cảnh tỉnh trẻ về 1 hành vi chưa đúng. Tuy nhiên, điều đứa trẻ hiểu không phải vậy. Điều đứa trẻ hiểu là chẳng có gì của thế giới là vui với mình. Điều này làm đứa trẻ có 1 suy nghĩ “không cần cố gắng”, không màng đến thay đổi bản thân. Tạo ra 1 thế hệ luôn nghĩ rằng: chẳng thể làm được gì, cố gắng cũng vậy

ĐIỀU BẠN NHẬN LẠI TỪ TRẺ: trẻ không muốn sáng tạo, cũng chẳng hào hứng gì chia sẽ hay chơi cùng bạn. Trẻ dễ rơi vào các loại hình giải trí kém lành mạnh như chơi game, tụ tập với bàn bè xấu.

LÀM SAO CHO ĐÚNG? Để giúp trẻ hiểu 1 hành vi chưa đúng hay giáo dục trẻ thì hãy cho trẻ biết cảm nhận của bạn về hành vi đó và giúp trẻ hiểu nó gây khó chiụ như thế nào, chứ đừng tạo các lời tiên tri để “doạ” trẻ. VD, trẻ nói dối bạn, thì hãy cho trẻ biết bạn biết điều trẻ đang nói dối và điều đó làm bạn tổn thương ra sao, khuyến khích trẻ hãy chia sẽ thật với mẹ cho lần sau.

3. Dùng lời lẽ tiêu cực khi nói về trẻ

Các từ tiêu cực như xấu, mập quá, ốm quá, hư quá, lười quá, ngu quá, gà công nghiệp…hoặc so sánh trẻ với trẻ khác hoặc anh chị em trẻ là nên tránh khi nói chuyện với trẻ hoặc kể với người khác về trẻ vì bạn sẽ không biết liệu trẻ có đứng ngay sau bạn để nghe điều này.

ĐIỀU NÀY LÀM TRẺ HIỂU NHƯ THẾ NÀO? Những cụm từ này có thể gây tổn thương sâu sắc cho trẻ, làm giảm lòng tự trọng và có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý lâu dài. Thay vì sử dụng những lời nói tiêu cực, cha mẹ nên cố gắng sử dụng ngôn từ tích cực và mang tính xây dựng để khuyến khích và hỗ trợ trẻ.

ĐIỀU BẠN NHẬN LẠI TỪ TRẺ: đó là 1 suy nghĩ tiêu cực tràn ngập tâm hồn của trẻ. Trẻ sẽ tự cho rằng mình là thế. Khi bạn có 2 đứa con, nếu bạn tìm cách so sánh đứa trẻ này với đứa trẻ khác thì bạn sẽ không ngạc nhiên đúng là chỉ 1 đứa giỏi, mà đứa kia chẳng làm được gì. Tại sao phải làm vậy! Tại sao phải so sánh? Nếu không so sánh, thì bạn sẽ có cả 2 đứa đều giỏi giang.

LÀM SAO CHO ĐÚNG? Giúp trẻ luôn tìm thấy sự tự tin trong bản thân bằng tinh thần cố gắng, không sợ thất bại là quan trọng. Nếu trẻ có điểm kém về 1 môn học nào đó, bạn hãy nói: “Bài toán này hơi khó, nhưng mẹ tin con có thể làm được. Con thử lại lần nữa nhé!” Nếu thấy trẻ lười dọn dẹp phòng, hãy tạo cơ hội để ai cũng làm, chia công việc cụ thể và nói: “Con có thể giúp mẹ dọn dẹp sách trong phòng không? Mẹ biết con có thể làm tốt điều này hơn mẹ và mẹ sẽ đi tưới cây”

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây