VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BỐ VỚI MỖI ĐỨA TRẺ
Từ cách đây 50 năm, vai trò người bố đã được bắt đầu được nghiên cứu.
Nhà nghiên cứu đứng đầu về những nghiên cứu này là GS. Lamb, ĐH Cambridge. Ông đã cho rằng: không khác gì mẹ của đứa trẻ, những ông bố cũng góp phần vào sự phát triển từ sớm của đứa trẻ cả thể chất và sự phát triển tâm sinh lý.
Có lẽ chúng ta thường quen với hình ảnh bù đầu tóc rối của người mẹ khi nuôi con nhỏ, nhưng ít ai biết rằng người bố khi có con nhỏ cũng đã hi sinh nhiều thứ.
3 ĐIỀU MÀ NGƯỜI BỐ ĐÃ HI SINH CHO ĐỨA TRẺ CỦA MÌNH
Đây là 3 điều mà những nghiên cứu cho thấy họ bị mất đi hoặc thay đổi để cùng đứa trẻ phát triển.
Thời gian ở 1 mình
Thay vì trước đây họ thường ngồi trầm ngâm với ly café tận hưởng thời gian 1 mình để đọc sách, suy nghĩ, làm việc.. thì khi có con, người bố tốt sẽ dành thời gian 1 mình cho bản thân để chơi cùng trẻ và chia sẻ khoảng khắc này với những đứa con của mình.
Cảm xúc bản thân
Họ sẽ học cách quản lý cảm xúc của mình tốt hơn khi đứa trẻ xuất hiện. Lí do là vì họ biết cảm xúc lúc này không chỉ là của bản thân họ mà là giúp đứa trẻ phát triển. Đôi lúc họ bực tức, mệt mỏi nhưng nhìn đứa trẻ cũng bực tức, căng thẳng khi không hài lòng điều gì, họ hiểu rằng họ cần điều chỉnh cảm xúc để làm bản thân đủ thoải mái giúp đứa trẻ thoát khỏi cảm xúc đứa trẻ đang có. Đó sẽ là 1 người bố tốt.
Sự riêng tư
Bạn biết không! Sẽ không có cái gì gọi là không gian riêng tư với 1 đứa trẻ dưới 5 tuổi vì đó là giai đoạn trẻ phát triển mạnh các kỹ năng khám phá và tò mò. Trẻ có thể hứng thú với bất kì thứ gì mà trẻ thấy, nghe và làm theo. Không cần biết đó là 1 tin nhắn cho Sếp, 1 cuốn sổ passport hay 1 video call khi làm việc tại nhà. Hôm qua tôi nhận khoảng 5 tin nhắn thú vị từ 1 đồng nghiệp gởi cho tôi với dòng tin nhắn ngây ngô với hình mặt cười, tạm dịch tin nhắn là “tôi không ưa bạn!”. Thì ra, cô con gái 4 tuổi của người đồng nghiệp này đã nhắn cho tôi.
Thực ra, đôi lúc sự riêng tư của chúng ta bị phá vỡ bởi sự ngây ngô của đứa trẻ, người bố tốt thay vì la mắng, đánh phạt, họ sẽ chấp nhận điều này như 1 lỗi sai từ phía họ vì đứa trẻ thực ra không biết hành vi này là sai. Do vậy, việc la mắng hay đánh đau trẻ không làm thay đổi hành vi mà đó chỉ là cách phản ứng thiếu khôn ngoan của cảm xúc. Khi chấp nhận điều này, họ sẽ biết cách tha thứ khi sự việc không nghiêm trọng và biết cách để ngăn ngừa nó cho lần sau thay vì cố lá mắng đứa trẻ. Để làm vậy, tùy theo độ tuổi mà chúng ta có cách đáp ứng khác nhau.
Nếu trẻ lớn hơn 2 tuổi bạn nên thiết lập 1 số luật và nguyên tắc để đứa trẻ biết và tự đứa trẻ sẽ hiểu tốt nhất để tránh nó. Nếu trẻ dưới 2 tuổi thì nên áp dụng các biện pháp ngăn ngừa trực tiếp như cất các giấy tờ quan trọng ở tủ có khóa, khóa phòng khi họp video call, cài mật khẩu trong hộp thư trên điện thoại,…
Chào các bạn, trẻ luôn ghi nhớ những điều người cha đã làm như là bài học cho bản thân noi theo, chứ không phải trẻ sẽ làm theo điều họ dạy”. Nhà phát minh vĩ đại người Mỹ, Charles F. Kettering, từng chia sẻ trên Times 1933. Do đó, nếu bạn làm sai, con bạn có thể làm sai như bạn. Nếu bạn làm đúng thì con bạn sẽ làm đúng. Có những đức tính mà chính người cha vốn đã có và cần rèn luyện để bộc lộ và giúp những đứa trẻ thành công. Nếu bạn muốn đầu tư vào giáo dục của con thì trước hết hãy đầu tư vào bản thân mình, nghiêm khắc với chính mình.
“cây tốt thì sinh trái tốt, cây xấu thì sinh trái xấu vì xem quả thì biết cây”.
1. HỌ CHỈ NÓI KHI CẦN. KHI NÓI SẼ LÀM
Hầu hết đàn ông thường ít ngồi buôn chuyện đó đây, câu chuyện của họ thường xoay quanh 1 chủ đề. Sự phát triển của tự nhiên đã làm người đàn ông cứng rắn hơn, và chỉ làm để đưa qua quyết định. Kỹ năng này là cần thiết và vô cùng quan trọng vì xã hội cần hành động, thay vì chỉ lời nói.
2. HỌ ĐAM MÊ BẰNG LÍ TRÍ
Một nghiên cứu cho thấy đàn ông đam mê cái gì thường sử dụng lí trí để phán xét tốt hơn phụ nữ. Do đó, bạn có thể nhìn thấy họ có nhiều thú vui, nhưng trong thâm tâm họ chắc chắn họ biết cái nào là chính, cái nào là phụ. Họ tự phán xét được điều này, chỉ là họ chưa muốn quyết định. Cái khó nhất là họ bị chi phối lớn hơn bởi tham vọng.
Những đứa trẻ có thể học từ người cha những đam mê bằng phán xét. Đừng thắc mắc tại sao, con bạn thích tháo ráp xe hơi, thích cùng ba xem đá banh…
3.BẢN NĂNG BẢO VỆ GIA ĐÌNH
Dù bé trai hay bé gái, các bé đều có thể học được đức tính này của cha mình. Người đàn ông được lập trình sẵn 1 công thức là bảo vệ những người khác, điều này bao gồm gia đình của anh ấy trước khi lập gia đình và gia đình của riêng bản thân anh ấy sau lập gia đình. Do đó, bạn cũng nên chia sẻ và đừng để anh ấy rơi vào trạng thái khó xử giữa 2 gia đình, vì đối với anh ấy cả hai đều quan trọng.
4. KHÔNG THÍCH CHẤP NHẤT CHUYỆN BÉ TÍ
Người đàn ông họ thường có suy nghĩ lớn – đó là kết quả nghiên cứu khá thú vị của TS. Hirsh J., ĐH Toronto. Do đó, họ thường thoáng hơn và ít chấp nhất các chuyện linh tinh. Điều này có thể dễ hiểu vì sao họ thường có sự tập trung tốt hơn phụ nữ. Họ ít bị chi phối bởi những tiểu tiết nhỏ. Do đó, bạn không nên cằn nhằn với họ lặp đi lặp lại 1 vài chuyện nào đó. Một là họ cảm thấy bạn rất phiền và không còn quan tâm nữa, hai là họ cảm thấy bạn quá tiểu tiết và cũng không muốn chia sẻ với bạn. Một cách tốt hơn là cứ đưa vấn đề và cùng họ đưa hướng giải quyết. Họ được lập trình để giải quyết vấn đề, hơn là chỉ nghe cằn nhằn linh tinh.
5. LỜI HỨA
Chúng ta thường nghe rằng: Đàn ông sẽ không biết giữ lời hứa hoặc không trân trọng lời hứa.
Điều này là chưa hiểu đúng. Lời hứa của người đàn ông rất quan trọng. Nhưng hãy xem họ hứa vì điều gì. Nếu bạn muốn biết người đàn ông có sử dụng khả năng giữ lời hứa tốt hay không, hãy nhìn vào mắt anh ta và hỏi anh ta: Liệu anh có hứa với em điều này không? Nếu anh ta trốn tránh ánh mắt của bạn hoặc tìm 1 lí do để hứa đại thì không phải anh ta dùng khả năng này. Nhưng, nếu anh ta hứa với bạn với khả năng này thì anh ta sẽ làm cho bằng được. Đàn ông có thể hứa rất nhiều, nhưng đôi lúc họ không dùng khả năng giữ lời hứa của mình.
Bạn muốn anh ta dùng khả năng giữ lời hứa này thì hãy cho anh ta biết trách nhiệm mà anh ta sẽ nắm giữ. Trách nhiệm khác khái niệm như “Anh phải làm cái này”. Đàn ông thích tự lựa chọn hơn, nếu lựa chọn họ sẽ làm tốt và giữ lời hứa hơn. Do đó, đừng đưa thứ anh ta cần rồi bảo anh ta giữ gìn. Mà tốt nhất cho anh ta cơ hội để làm tốt và lấy được thứ anh ta muốn thì anh ta sẽ biết cách giữ gìn nó.
Chào các bạn, khi nghiên cứu về giáo dục ở gia đình nghèo và giàu, GS. Golinkoff, ĐH Delaware, Mỹ cho biết, không phân biệt giàu hay nghèo, cha mẹ chỉ cần nuôi dưỡng ý chí giáo dục ở trẻ từ độ tuổi nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn phát triển não bộ, có thể giúp các bé phá vỡ khoảng cách giàu nghèo trong tương lai bằng cách cố gắng học tập. Có nhiều cách để xây dựng ý chí giáo dục ở các bé:
1. Quan tâm và tạo điều kiện đọc sách cho trẻ. Thói quen đọc sách là có thể hình thành từ nhỏ. Nó sẽ khơi nguồn khám phá và sáng tạo ở trẻ. Đọc sách trẻ cũng nhận ra các kỹ năng như cách chọn lọc, đánh giá và sử dụng thông tin.
2. Trò chuyện và chơi với trẻ mỗi ngày, đặc biệt với các trẻ dưới 6 tuổi.
3. Luôn cho trẻ được đến trường, quan tâm đến bài vở của con. Đừng chỉ quan tâm đến điểm số, mà là công việc con đang làm.
4. Tôn trọng và cho trẻ có ý kiến.
5. Tránh dùng các từ hổ báo để giao tiếp với trẻ. Cha mẹ có tư duy giáo dục cần biết cách sử dụng có giáo dục để giao tiếp với trẻ.
6. Đặt mục tiêu phấn đấu để trẻ có kỳ vọng và cố gắng.
7. Luôn giúp con khảo bài hay hướng dẫn các bài tập về nhà khi con gặp khó khăn.
8. Đừng nói các vấn đề làm mất ý chí học tập của con trẻ như phê phán sự ngu dốt của trẻ, so sánh nặng lời với trẻ khác, hay la chửi con ngu khi con không đạt mục tiêu hay gặp khó khăn trong học tập
9. Việc học của trẻ là ưu tiên trên tất cả ưu tiên. Do đó, hãy ưu tiên thời gian của bạn mỗi ngày cho sự ưu tiên này. Chúc các bé vui khoẻ