Có rất nhiều điều trẻ cần học trong những năm đầu đời. Trong đó, có 3 điều mà cha mẹ cần rèn luyên cho trẻ ngay từ giai đoạn nhỏ vì nó giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của trẻ sau này.
CÓ KỶ LUẬT
Một nghiên cứu dài gần 40 năm được thực hiện bởi 3 ĐH hàng đầu thế giới gồm ĐH King’s College, Anh, ĐH DuKe, Mỹ và ĐH Dunedin, New Zealand đã cho thấy những đứa trẻ nào đã được phát triển tính kỷ luật từ nhỏ sẽ có sự nghiệp thành công ở độ tuổi 38.
Mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển và hình thành tính kỷ luật rất sớm và mạnh mẽ trong 6 năm đầu đời vì nó là một phần phát triển tự nhiên giúp trẻ học hỏi và gia tăng sự tập trung. Tùy vào cách giáo dục của cha mẹ trước 6 tuổi mà liệu trẻ có trở nên buông bả hay kỷ luật sau đó. VD, trẻ luôn được làm thay khi gặp khó khăn thì tính kỷ luật khó được phát triển trong độ tuổi này.
Những điều cha mẹ nên làm để duy trì tính kỷ luật cho trẻ:
Cố gắng làm những công việc sau thành 1 nếp nhất định
Có 3 việc cần làm thành nếp như việc ăn, việc ngủ và việc đọc sách. Nói đến nếp thì nó phải là nếp thực sự. Dù có ngoại lệ như đi du lịch, về thăm ông bà,… nhưng khi trở lại cuộc sống cũ thì nó phải quay trở lại.
Chia thời gian cụ thể khi nào ăn, khi nào đến giờ cả nhà sẽ đi ngủ và khi nào đọc sách cho trẻ. Quản lý các yếu tố như liệu thiết bị điện tử có tắt khi bắt đầu đến giờ ngủ, TV ở phòng ăn liệu có tắt khi ăn.
Cùng trẻ giải quyết khó khăn khi cần, chứ đừng làm thay trẻ
Cho trẻ biết là phải biết chấp nhận sự nhận xét.
Chúng ta thường quá thiên lệch sự nhận xét 1 ai, thường chỉ nhận xét tốt hay khen khi làm tốt, nhưng ngại nhận xét phê bình khi làm sai. Cái này không tốt cho họ chút nào, đặc biệt con cái chúng ta. Làm vậy, chúng ta vô tình chỉ khen, mà 1 ngày nào đó bạn không kiềm được mà chê thì làm đứa trẻ cảm thấy nặng nề và khó chịu. Lỗi tại ai? Tại chúng ta chứ ai! Thực ra, bản thân của nhận xét là có tốt có xấu, có khen khi làm tốt, có phê bình khi làm chưa tốt. Trẻ con từ nhỏ cần được cho nhận xét công bằng như vậy.
Tại sao nó quan trọng? Bởi vì khi đó đứa trẻ chấp nhận lời nhận xét như 1 công cụ để sửa chữa và cố gắng phát huy. Công cụ này gọi là động lực. Còn chỉ khen nhưng ít chê, một khi chê công cụ này gọi là xem thường.
SỐNG GỌN GÀNG
Woody Allen, đạo diễn nổi tiếng người Mỹ, đã chia sẽ: “Tôi may mắn được cha mẹ dạy tôi sự ngăn nắp từ nhỏ, điều mà đã quyết định 80% sự thành công của tôi”. Thực vậy, một nghiên cứu dài hơn 80 năm được dẫn đầu bởi các nhà khoa học thuộc ĐH Harvard đã tiết lộ rằng: Thành công trong sự nghiệp đến từ thói quen làm việc nhà khi còn nhỏ. Khi trẻ được dạy và hướng dẫn để có trách nhiệm với các công việc phù hợp trong gia đình càng sớm thì tại thời điểm đó não bộ của trẻ sẽ hoạt động để bắt đầu đáp ứng với các tình huống như sắp xếp thời gian để làm, tìm giải pháp nếu công việc khó, hiểu sự vất vả, thông cảm… Nói chung, não bộ luôn ở tư thế sẵn sàng và luôn giúp trẻ nhận ra điều tất yếu trong cuộc sống là cống hiến và làm việc. Nó là động lực thúc đẩy trẻ xông xáo vào công việc, dù khó.
Do đó, bạn có thể đưa ra quy định trong từng khu vực, phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên cũng như yêu cầu cụ thể khi thực hiện
Như bố mẹ và trẻ sẽ cùng tổng vệ sinh vào mỗi cuối tuần, trẻ sẽ gom tất cả bao gối dơ bỏ vào sọt, mẹ vệ sinh chăn, ga. còn bố lau nhà và trồng cây. Mỗi thành viên trong gia đình đều phải 10 phút mỗi ngày để don dẹp khu vực của riêng người đó
CÓ TÌNH YÊU VỚI SÁCH
Cố Đệ Nhất Phu Nhân nước Mỹ Jacqueline Kennedy từng nói: “Có nhiều cách nhỏ bé để mở rộng thế giới của con bạn và tình yêu với sách là cách tốt nhất để làm điều này”. Bạn biết không! Đọc sách là thói quen của những người thành đạt. Như, tỷ phú Warren Buffet đọc 500 trang hằng ngày trong khi Mark Cuban đọc 3 giờ mỗi ngày Dù lịch làm việc của họ gần như kín, nhưng họ vẫn dành thời gian để đọc sách vì họ biết đó là sự ưu tiên để phát triển tri thức. Liệu việc dành thời gian đọc sách cho con mình hoặc giúp con mình có thói quen đọc sách có là ưu tiên của bạn?
Đọc sách-kể chuyện là một trong những hoạt động tương tác tích cực quan trọng cần có trước 10 tuổi, mà cha mẹ nên dành 10-15 phút mỗi ngày hoặc tối thiểu 40 phút/tuần hoặc 2 buổi tối/tuần để đọc sách-kể chuyện cho trẻ. Bạn biết không nếu bạn duy trì 10-15 phút mỗi ngày đọc cho trẻ, thì chỉ cần khoảng 5-6 tháng trẻ có thể bắt đầu phát triển tình yêu với sách. Đó là cách đơn giản bạn mở rộng tri thức và phát triển thói quen đọc sách cho con bạn.
Lợi ích của hoạt động này không chỉ giúp phát triển nhận thức xã hội thông qua tương tác với cha mẹ, mà còn giúp trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ thông qua trang sách và câu chuyện.
Bé gần 4 tuổi nhưng mỗi khi thua là bé khóc, không chấp nhận, nghỉ chơi. Mỗi khi mẹ khuyên nhũ, nhận xét lỗi sai thì con càng không chịu, hét lớn ạ. Em nên khuyên nhũ con thế nào để con thay đổi vậy bác
Chào bạn, thực ra sợ thua là 1 trong 14 nỗi sợ được ghi nhận trong quá trình phát triển ở trẻ nhỏ. Nó là 1 phần phát triển bình thường. Với trẻ nhỏ sợ thua của trẻ rất bình thường như 1 nỗi sợ người lạ, nó mang một ý nghĩa tích cực, nhưng cách người lớn chúng ta nhìn nhận hay định nghĩa về thua gắn liền với kết quả tiêu cực như thua rồi, không giỏi, … sẽ phát triển dần sự tự ti và sợ thua tiêu cực trong trẻ. Thực ra đó là một lỗi sai khá cơ bản của con người khi nhìn nhận 2 mặt của sự việc: chiến thắng và thua cuộc, nhưng phần lớn chúng ta công nhận và tán dương sự thắng, nhưng ít ai nói cho trẻ biết thua cuộc là như thế nào. Điều quan trọng ở đây là khi chơi với trẻ hoặc trẻ tham gia 1 hoạt động nào, cha mẹ nên tán dương về nổ lực của trẻ khi trẻ chiến thắng và công nhận nổ lực của trẻ khi trẻ thất bại, tức là giúp trẻ nhận ra nổ lực trong cả quá trình thì trẻ mới cảm thấy hạnh phúc khi thắng và cảm thấy cố gắng thay đổi khi thua, hơn là chỉ nhận định nó như kết quả. VD, trẻ không xếp được 3 khối gỗ chồng lên nhau. Thay vì chỉ nói “con cố gắng thử lại xem nào, lần này sẽ được thôi”. Vấn đề ở cách nói này sẽ làm trẻ nhìn nhận như 1 kết quả thất bại, nếu lần sau không xếp được thì trẻ mất động lực để làm tiếp. Cách nói khác “Bin này, con xếp 2 khối gỗ này rất chắc chắn, chỉ còn 1 khối gỗ cuối, con nghĩ mình nên làm gì để nó chắc chắn hơn”. Thực ra chúng ta nên dạy trẻ cách nhìn vào nổ lực và cũng làm trẻ hướng đến nỗ lực và cố gắng. Khi trẻ hiểu được điều này thì trẻ không sợ thua bởi vì trẻ biết rằng khi đó trẻ đã trở nên mạnh mẽ hơn. Chúc bé vui khỏe
Dạ Bé tầm 1,5 -2 tuổi thì có thể chọn loại sách nào vậy ạ?
Chào bạn, bạn nên chọn những quyển sách có 1 – 2 câu trên 1 trang và hình ảnh to. Ở độ tuổi này, bé có thể nhận biết sách nào bé thích và đó là lý do tại sao mà bé sẽ yêu cầu bạn chỉ đọc một vài quyển sách nào đó. Đừng lo lắng và cảm thấy chán khi làm điều này, hãy đọc cho bé và hãy sáng tạo trong mỗi lần đọc để làm bé thú vị hơn. Vào cuối tuần, bạn có thể dẫn bé đến nhà sách nơi có nhiều quyển khác nhau. Bạn nên chọn khu vực sách phù hợp với độ tuổi bé và cho bé chọn. Nếu bé chọn quyển nào thì hãy nói câu này: “Thỏ con lễ phép về nhà với chị Bo nhé, tối nay mình sẽ cùng đọc truyện nhé Bo” (ví dụ quyển sách này có tựa là “Thỏ con lễ phép”).
Chúc bé vui khoẻ
Con trai của em hơn tháng nữa là tròn 4 tuổi.Cháu nhỏ con mà chạy nhảy nghịch ngợm luôn tay luôn chân.Trừ lúc đi ngủ hoặc khi nào ốm.Em thấy con có dấu hiệu này từ khi con hơn 3 tuổi một chút.Ban đầu cũng sợ con bị tăng động giảm chú ý.Nhưng xét thấy những dấu hiệu của con chưa đủ và khi đến nhà người lạ cháu cũng sợ và nép vào người của bố mẹ.Nhà có em thì trêu em,khi thì nghịch cái nọ.Lúc lại mó cái kia.Nói chung là như kiểu con rất dư năng lượng.Bác cho em hỏi là việc con chạy nhảy và nô đùa quá mức như thế có đáng lo ngại không ạ.Nói thật là cháu nó cũng được ông bà chiều chuộng cho xem điện thoại.Mặc dù mẹ không cho.Mới đầu còn rất sợ mẹ.Đang xem mà thấy mẹ là chốn vì sợ mẹ mắng.Lâu dần e thuyết phục thì ông bà có lúc cũng không cho con xem.Những lúc như thế con lại trèo vai bá cổ ông bà hoặc mè nheo khóc lóc.Ông bà thương tình lại cho xem.Dạo ấy là lúc con hơn 3 tuổi.Từ đợt ấy là em nhận thấy con nghịch ngợm như thế đến bây giờ.Bác cho em hỏi liệu con nghịch vậy có phần do xem đt không ạ
chào bạn, điều quan trọng lúc này là bạn nên bắt đầu cố gắng quản lý việc sử dụng điện thoại của trẻ và thiết lập 1 số luật và nguyên tắc như luật sử dụng điện thoại. Tại sao nó quan trọng? Nó quan trọng vì nó giúp trẻ bắt đầu hiểu về kỹ luật và giới hạn, điều mà chúng ta cần dạy trẻ từ sớm. Trẻ không hiểu điều này khi chúng ta la mắng, trách phạt, mà chỉ hiểu khi bản thân trẻ là người được trao quyền để quyết định đâu là tốt hơn cho trẻ. Nếu không, trẻ sẽ không hiểu vấn đề là vấn đề, chỉ nghĩ là mẹ đang cấm đoán 1 điều trẻ thích. Như bạn chia sẻ trẻ con khi bị cấm đoán sẽ phát triển hành vi trốn tránh, thậm chí học được cách ra điều kiện để đạt được điều trẻ muốn. Ngược lại, nếu trẻ được cho phép trong giới hạn và kỷ luật thì đứa trẻ rất thông minh để biết quản lý nó vì trẻ lúc này là người tự chịu trách nhiệm về hậu quả trẻ có. Để làm vậy, bạn cần đưa luật rõ ràng như sử dụng bao lâu (không quá 10 phút/lần, tổng thời gian sử dụng 1 ngày không quá 60 phút bao gồm cả xem TV), sử dụng ở đâu,… càng chi tiết càng tốt, bao gồm luôn hệ quả nếu trẻ vi phạm – hệ quả nên là thứ phải có cân trọng để buộc trẻ đưa ra quyết định (VD, nếu vi phạm con sẽ không dùng điện thoại đến hết ngày mai) và có hệ quả thì phải có phần thưởng (VD, trẻ làm tốt thì mỗi ngày được 1 ngôi sao, 10 ngôi sai sẽ được đi nhà sách chơi chẳng hạn). Về nguyên tắc, bạn cần đưa ra các nguyên tắc rõ ràng đi theo luật. VD, lúc nói thì không mè nheo, năn nỉ, khóc lóc. Nếu khóc lóc thì không nói và điều nói sẽ không được nghe và sẽ kết thúc cuộc nói chuyện ngay. Trẻ con khi hiểu rằng: mình cần giữ đúng nguyên tắc thì mọi việc mới có cơ hội được thực hiện, thì trẻ luôn thông minh để lựa chọn làm tốt nó. Một điều nữa là bạn nên trò chuyện thêm với ông bà để cùng nhau thống nhất cách giáo dục. Chúc bé vui khỏe