Một câu nói rất nổi tiếng cách đây nhiều thập kỉ của Mẹ Teresa, cũng là người nhận giải Nobel Hòa Bình 1979 về giá trị của gia đình vẫn giữ nguyên đến tận bây giờ.
‘Tình yêu bắt đầu ở nhà; tình yêu sống trong nhà, và đó là vì sao thế giới hôm nay lại nhiều khổ đau và bất hạnh đến như thế… Con người ngày nay dường như ai cũng quá vội vã, lo lắng muốn đạt được những bước tiến xa hơn và muốn của cải nhiều hơn, và đại loại như thế, đến nỗi con cái có quá ít thời gian với cha mẹ mình. Cha mẹ chúng có quá ít thời gian dành cho nhau, và hòa bình thế giới bị chia cắt bắt đầu từ mái ấm’
Vậy điều gì chúng ta cần biết khi trở thành cha mẹ. Không phụ thuộc bao lâu bạn đã bắt đầu trên hành trình thiêng liêng này, mà nó phụ thuộc vào khi nào bạn thật sự muốn và đặt sự ưu tiện của mình vào làm những điều để tạo nên sự khác biệt cho con.
Đây là 10 điều quan trọng mà các nhà khoa học tại ĐH Harvard đã chia sẽ để giúp bạn trở thành những người cha, người mẹ tốt trên hành trình của mình:
1. Yêu thương con cái
2. Biết quản lý cảm xúc của bản thân
3. Nuôi dưỡng tình cảm vợ chồng, gia đình
4. Dạy trẻ theo cách tôn trọng nhưng đủ cứng rắn và công bằng
5. Luôn ưu tiên đầu tư vào giáo dục và tri thức cho trẻ
6. Biết dạy trẻ những kỹ năng sống từ sớm
7. Biết áp dụng công cụ giáo dục tích cực để giáo dục hành vi thay vì la mắng hay đánh trẻ
8. Luôn học hỏi và tìm hiểu những kiến thức về dinh dưỡng, tâm sinh lý, và sức khỏe trẻ nhỏ. Hiểu về giới hạn của bản thân và luôn cập nhật kiến thức.
9. Biết giáo dục, quan tâm nuôi dưỡng phần tâm hồn của trẻ
10. Hiểu về việc cần tạo môi trường phát triển tốt và an toàn cho trẻ, nhưng vẫn đảm bảo trẻ phát triển tự do và sáng tạo.
Chào các bạn, trong cuộc sống ngày nay. Đôi lúc, chúng ta quá ” bận rộn” đến nỗi không còn đủ thời gian để dành cho con cái, cho những người thân yêu của mình. Và sự thiếu quan tâm này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn phát triển quan trọng này của trẻ. Đây là 1 số điều bạn có thể tham khảo để tự đánh giá liệu chúng ta có đang quan tâm con cái chúng ta đủ:
1. Liệu đứa trẻ có chia sẻ và trò chuyện với bạn về điều trẻ quan tâm? 1 đứa trẻ được quan tâm đủ, trẻ sẽ tìm ở cha mẹ chúng sự bình yên đủ để chia sẻ điều chúng quan tâm.
2. Liệu trẻ có đặt cho bạn những câu hỏi mỗi ngày? 1 đứa trẻ nhận biết cha mẹ chúng quan tâm, lắng nghe điều chúng nói hay chia sẻ thì trẻ sẽ tiếp tục phát triển sự tò mò với cha mẹ chúng.
3. Liệu đứa trẻ có mong muốn hay chờ đợi bạn chơi cùng? Nếu điều đó xảy ra, thì đứa trẻ đang xem cha mẹ như 1 người bạn thân thiết và mong muốn được chơi cùng cha mẹ mình. Tuy nhiên, khi sự chờ đợi ấy không được quan tâm hoặc chỉ nhận lại sự hứa hẹn, thì trẻ sẽ sớm không còn muốn chờ đợi bạn thêm nữa.
4. Liệu đứa trẻ có tranh luận với bạn điều gì? Trẻ chỉ tranh luận với ai từng chia sẻ và quan tâm với trẻ. Nếu thiếu sự tranh luận thì bạn đã và đang ít dành sự quan tâm với trẻ.
5. Liệu trẻ có bắt chước làm điều gì của bạn? Trẻ học theo cách nói, cách làm của cha mẹ vì chúng cảm thấy họ là 1 hình mẫu tuyệt vời. Đôi lúc trẻ bắt chước những điều khá trẻ con, như đi giày cao gót của mẹ, hoặc mặc đồ vest của bố… Lúc này đừng vội cười hay chế giễu trẻ mà hãy nhìn vào sự thú vị trong tâm hồn trẻ thơ trong mỗi đứa trẻ
6. Trẻ có sáng tạo nghệ thuật vì bạn, như vẽ về bạn, làm bông hoa giấy tặng bạn…? Khi đứa trẻ cảm thấy cha mẹ chúng là điều vô cùng tuyệt vời, chúng muốn sáng tạo cái đẹp cho cha mẹ chúng. Hãy nhìn điều này mà tận hưởng, mà đừng phàn nàn những vụng về hay bừa bộn của đứa trẻ.
Chào các bạn, làm cha mẹ là “một ngành nghề”
GS. John B. Watson, là “cha đẻ” của khoa học hành vi, GS Tâm Lý Học vĩ đại người Mỹ. Ông cho rằng làm cha mẹ nên được hiểu là 1 ngành nghề, vì khi đó cha mẹ mới thực sự dành thời gian tìm hiểu nó và phát triển nó. Không phải ai rảnh thì chăm, mà là công việc nên được phân chia rõ ràng vì trẻ con cần vai trò của cha mẹ trong việc phát triển cả về thể chất và tâm sinh lý. Và chăm sóc, nuôi dưỡng, trò chuyện, tương tác và vui chơi với trẻ là những công việc chính của ngành nghề này. Đó là về phần cha mẹ.
Còn với trẻ, do ngôi nhà chính là môi trường làm việc thực thụ của nghề làm cha mẹ, cha mẹ cũng nên sớm thiết lập các luật lệ rõ ràng trong môi trường đó. VD. nơi nào trong nhà không sử dụng thiết bị điện tử, bữa ăn diễn ra ở đâu, giờ nào ngủ, giờ nào ăn … phải có kỹ luật và trách nhiệm.
Nói dễ hiểu, làm cha mẹ là 1 nghề, và ở đó cha mẹ là nhân viên và nhà ở là môi trường làm việc. Hãy làm 1 nhân viên tốt và có trách nhiệm với chính nơi làm việc của mình thì đứa trẻ chính là kết quả mong đợi của quá trình làm việc này. Chúc các bé vui khoẻ