Virus cúm A/H5N1: Hãy cảnh giác!

Virus cúm A H5N1
Virus cúm A H5N1

Đại dịch cúm A H5N1 bùng phát ở nước ta vào thời điểm năm 2004. Trước đó vào năm 1997 cúm gà lần đầu tiên xuất hiện ở Hồng Kông và lan rộng đến Ai Cấp, Ấn Độ, Trung Quốc… Dịch bệnh này đã gây tổn thất lớn cả về người và kinh tế. Tính đến nay cứ mỗi năm trên toàn cầu đều có ca nhiễm mới và các trường hợp tử vong.

Virus cúm A H5N1 là gì?

Có nhiều chủng virus cúm gây bệnh cho người và các sinh vật khác. Người ta phân chia các chủng đó thành 3 type : A, B, và C. Virus H5N1 thuộc type cúm A, gây bệnh trên chim, gia cầm. Một số trường hợp lây từ chim, gia cầm sang người và gây bệnh trên cơ thể người.

Virus cúm A H5N1 là gì?
Virus cúm A H5N1 là gì?

Nguy biến cần cảnh giác

Xem chi tiết: Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm H5N1

Độc lực rất cao chính là đặc trưng của virus cúm A H5N1. Cấu trúc của chúng thường xuyên thay đổi, tạo ra những tính chất bất thường để kháng lại những loại thuốc đặc trị chúng.

Thời điểm cuối năm 2005, cúm A H5N1 bắt đầu lan sang một số nước thuộc vùng Trung Á, rồi lan vào Đông Âu và đến các nước vùng Bắc – Trung Phi. Hai nước chịu thiệt hại nhiều nhất là Nigeria và Ai Cập.

Trong gần một thập kỷ qua, hàng trăm triệu gia cầm đã bị tiêu hủy nhằm mục đích ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Ngành chăn nuôi và kinh tế bị tổn thất nặng nề sau biện pháp cứng rắn này.

Tuy nhiên, số ca nhiễm mới và tử vong do virus cúm A H5N1 gây nên mỗi năm đều cao hơn. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2003 đến tháng 6/2008, đã có tới 385 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó, 243 trường hợp đã tử vong chiếm tới 63,11%.

Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia có số người mắc và tử vong cao nhất trên toàn cầu. Trong số 16 nước có người chết do cúm gia cầm, Inonesia và Việt Nam được WHO xác định là quốc gia “điểm nóng” có thể cúm A/H5N1 có được các điều kiện thuận lợi để tiến hóa thích nghi lây nhiễm và trở thành virus của người.

Cho tới nay chưa có ghi nhận trường hợp nào lây bệnh trực tiếp từ người sang người. Bệnh cúm A H5N1 hiện chỉ lây từ gia cầm sang người. Các con đường lây truyền cơ bản là do ăn, tiếp xúc gia cầm và các sản phẩm có nguồn gốc từ gia cầm mắc bệnh như thịt, trứng…mà không được nấu chín kỹ.

Mối đe dọa lớn nhất của virus H5N1 là chúng có thể đột biến gen bất cứ lúc nào để có thể lây lan dễ dàng từ người sang người. Nếu điều này xảy ra thì hậu quả sẽ vô cùng khó lường.

Nhận thức được sự đặc biệt nguy hiểm và tương lai tiến hóa của virus cúm A H5N1, chúng ta cần nâng cao cảnh giác và đề phòng trước dịch bệnh này. Khi bắt đầu có các triệu chứng của bệnh như sốt cao đột ngột trên 38 độ C, ho khan, suy hô hấp cấp như tím tái, khó thở… cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để chống lại sự lây lan và phát triển mạnh mẽ của virus H5N1, nhất là trong môi trường thuận lợi cho virus sinh sôi như Việt Nam, bạn cần phải trang bị cho mình những cách phòng tránh hiệu quả. Cách tốt nhất chính là tránh xa nguồn bệnh và nâng cao sức miễn dịch của bản thân. Giữ gìn vệ sinh môi trường và vệ sinh thân thể cũng là một cách phòng trừ các dịch bệnh nói chung và bệnh cúm A H5N1 nói riêng.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây