Trẻ bị sâu sún răng, cha mẹ có thể làm gì?

Sâu răng rất thường hay gặp ở trẻ nhỏ
Sâu răng rất thường hay gặp ở trẻ nhỏ

Cha mẹ có biết, sâu răng ở trẻ em phổ biến tới mức nếu như một trẻ trong độ tuổi mầm non và tiểu học không có chiếc răng sâu nào thì đó mới là một điều kì lạ. Có tới 85% trẻ từ 2 – 6 tuổi bị sâu răng, thậm chí là sâu nhiều răng.

Vì sao răng sữa của trẻ dễ sâu sún?

Răng sữa ở trẻ có lớp men răng mỏng nên rất dễ bị sâu. Nếu trẻ có cảm giác đau khi ăn uống hoặc đau tự phát thường xuyên thì chứng tỏ răng của bé đã bị sâu qua men răng, lan tới ngà và tủy răng.

Sâu răng đã lan vào ngà và tủy, tức là giai đoạn 2 của bệnh, đã hình thành lỗ sâu, tổ chức cứng của răng khi đó đã bị phá hủy không thể hoàn nguyên như lúc đầu dẫn đến việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn.

Nhiều cha mẹ quan niệm không cần điều trị bởi răng sữa sẽ rụng đi và răng vĩnh viễn sẽ thay thế, tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi cho dù là răng sữa thì tầm quan trọng và tác động của nó tới sức khỏe răng miệng nói chung là không hề nhỏ:

Trẻ bị sún răng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ
Trẻ bị sún răng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ
  • Trong răng sữa vẫn tồn tại các dây thần kinh cảm giác, trẻ sẽ đau nếu bị sâu răng. Sự đau đớn sẽ ảnh hưởng đến trẻ lúc ăn uống, thậm chí cả trong lúc ngủ. Do đau, trẻ thường biếng ăn, ăn nhai kém, hoặc bỏ bữa ăn dẫn đến sụt cân, suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng do thiếu chất dinh dưỡng. Trẻ thường mất ngủ vì đau răng, hay quấy khóc vào ban đêm.
  • Vị trí sâu răng là nơi tập trung nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm, có thể xâm nhập vào đướng hô hấp gây viêm họng và các bệnh nhiễm trùng hô hấp nguy hiểm khác.
  • Răng sữa bị sâu và phải nhổ sớm thì còn ảnh hưởng tới việc mọc răng vĩnh viễn sau này cũng như khả năng phát âm. Sâu sún răng cũng trực tiếp ảnh hưởng tới thẩm mỹ hàm răng, nụ cười của trẻ.

Trẻ bị sâu sún răng – cha mẹ cần làm gì để khắc phục ngay?

Cha mẹ cần làm gì đế tránh con bị sún răng sớm & khắc phục tình trạng sún răng của con
Cha mẹ cần làm gì đế tránh con bị sún răng sớm & khắc phục tình trạng sún răng của con

Khi trẻ đã có đau do sâu răng thì cần lưu ý điều trị ngay, càng để lâu thì điều trị càng khó khăn vì quá trình sâu răng diễn ra rất nhanh cũng như gây lây lan đến các răng kế cận, ngoài ra nó cũng khiến cho trẻ càng cảm thấy khó chịu, sức khỏe giảm sút. Cha mẹ lưu ý các biện pháp xử lý sau đây để giúp trẻ không còn đau nhức do sâu răng gây ra:

    • Hạ thấp nồng độ vi khuẩn sâu răng S. Mutans – tác nhân chính gây bệnh bằng kháng thể Ovalgen DC (không phải kháng sinh – nguồn gốc từ Nhật Bản).
    • Kháng thể Ovalgen DC giúp làm giảm số lượng vi khuẩn trong khoang miệng, giúp bảo vệ răng và tránh lây lan sâu răng sang các răng khỏe mạnh khác.
Viên ngậm IgYGate DC-PG
Viên ngậm IgYGate DC-PG
  • Viên ngậm IgYgate DC-PG thành phần chứa  kháng thể IgY (Ovalgen DC) hỗ trợ giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu lợi.

Song song với đó là kết hợp điều trị can thiệp cơ học:

  • Cha mẹ có thể đưa trẻ tới Nha sĩ để thực hiện biện pháp tái khoáng phần bị sâu bằng hỗn hợp calcium, phosphate, florine.
  • Hoặc với trường hợp răng sâu nặng thì tốt nhất nên thực hiện hàn trám răng: sau khi nạo sạch phần ngà tủy sâu, Nha sĩ sẽ trám bít vật liệu nha khoa nhằm ngăn sâu răng tiến triển và khôi phục bề mặt ăn nhai. Cảm giác đau nhức răng sẽ chấm dứt và cấu trúc răng của trẻ cũng sẽ được bảo tồn cho đến khi thay răng vĩnh viễn.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng lưu ý các biện pháp giữ gìn chăm sóc răng miệng cho trẻ:

 

  • Sử dụng gạc/vải xô mỏng quấn chung quanh ngón tay trỏ, thấm nước muối pha loãng rồi lau sạch bề mặt răng cho con ngay sau khi ăn hoặc bú sữa
  • Khi trẻ ăn dặm, cố gắng không để trẻ ngậm đồ ăn quá lâu
  • Hạn chế để trẻ ngậm bình sữa quá lâu trong miệng, hạn chế cho trẻ bú sữa đêm.
  • Tập cho trẻ thói quan sử dụng bàn chải răng càng sớm càng tốt, có thể chải răng khi bắt đầu xuất hiện những chiếc răng đầu tiên. Cha mẹ phải là người kiểm tra và giám sát việc chải răng cho trẻ, tránh để trẻ tự làm, hay bỏ qua
  • Khám răng định kì 3-6 tháng/lần, không nên để tới khi bị đau răng mới cho trẻ đi khám, sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và dễ làm trẻ sợ.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây