Cách chữa bệnh răng lợi hiệu quả và an toàn cho thai nhi, mẹ bầu nên tham khảo

Các chữa bệnh răng lởi bà bầu an toàn với thai nhi
Cách chữa bệnh răng lợi hiệu quả và an toàn cho thai nhi, mẹ bầu nên tham khảo

Bệnh răng lợi ở mẹ có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm cho thai nhi, như sinh non, sinh nhẹ cân, tiền sản giật… Vậy, chữa bệnh răng lợi thế nào cho mẹ bầu vừa hiệu quả triệt để, lại đảm bảo an toàn cho thai nhi?

Thai nhi sẽ gánh chịu biến chứng gì nếu mẹ bầu bị bệnh răng lợi nặng?

Theo American Psychological Association: tỷ lệ trẻ sinh non được ghi nhận tăng lên đáng kể trong hai thập kỷ qua, hiện chiếm khoảng 8% trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ và Canada. Đồng thời, tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân toàn cầu cũng được ghi nhận tới 15,5% (khoảng 20 triệu trẻ em mỗi năm), trong đó 96,5% ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam (Theo WHO).

Các yếu tố nguy cơ gây sinh non, sinh nhẹ cân thường được chỉ ra, gồm: tuổi thai phụ quá trẻ ( <17 tuổi) hoặc quá lớn( >34 tuổi), khó khăn về kinh tế, đa thai, chăm sóc tiền sản kém, thai phụ hút thuốc lá, uống rượu, tăng huyết áp, đái tháo đường, lao động cực nhọc, hoặc nhiễm khuẩn niệu phụ khoa… Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 25% trường hợp thai phụ không thuộc các yếu tố trên. Đó là lý do khiến các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này.

Sinh non, sinh nhẹ cân là nguyên nhân của 50% tỷ lệ mắc bệnh mạn tính: bại não, tăng động, tự kỷ,…
Sinh non, sinh nhẹ cân là nguyên nhân của 50% tỷ lệ mắc bệnh mạn tính: bại não, tăng động, tự kỷ,…

Vào năm 1996, lần đầu tiên thế giới công bố kết quả nghiên cứu gây bất ngờ, đó là: viêm lợi , viêm nha chu ở phụ nữ có thai là một nguyên nhân độc lập dẫn đến sinh non, sinh nhẹ cân, tiền sản giật (Theo Offenbacher et al. 1996).

Tại nước ta, vào năm 2014 nghiên cứu đầu tiên ở Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) của GS.TS.BS – Trần Thị Lợi cũng đã ghi nhận: trong nhóm thai phụ sinh non tháng có 98,7% bị viêm lợi; 30,3% bị viêm nha chu. Trong khi đó, ở nhóm thai phụ sinh đủ tháng chỉ có  87,5% bị viêm lợi, 16,4 % bị viêm nha chu. Từ đó nghiên cứu đã đi đến kết luận: Viêm nha chu là một trong các yếu tố gây sinh non-sinh nhẹ cân.

Sản phụ bị viêm nha chu nguy cơ sinh non- sinh nhẹ cân tăng 2,2 lần- GS.TS.BS Trần Thị Lợi
Sản phụ bị viêm nha chu nguy cơ sinh non- sinh nhẹ cân tăng 2,2 lần- GS.TS.BS Trần Thị Lợi

Như vậy, từ sau nghiên cứu đầu tiên cho đến nay, trên thế giới các nhà khoa học đặc biệt quan tâm hơn đến bệnh răng lợi trong thai kỳ, nhiều nghiên cứu đã đưa ra những ghi nhận chi tiết: viêm lợi, viêm nha chu trong thai kỳ làm tăng 2-4 lần nguy cơ sinh non (trước 37 tuần), tăng 7 lần sinh nhẹ cân (dưới 2500 gram), tăng 2-3 lần tiền sản giật.

Hậu quả của sinh non, sinh nhẹ cân, tiền sản giật rất nặng nề mà không phải thai phụ nào cũng hình dung và lường trước. Theo nghiên cứu của Goldenberg, 2008: Sinh non, sinh nhẹ cân là nguyên nhân của 75% tỷ lệ tử vong sơ sinh, trên 50% tỷ lệ mắc bệnh mạn tính ( bệnh bại não, nhận thức kém, khả năng nhìn kém, tăng động/tự kỷ,…). Đặc biệt, theo nghiên cứu của Karren Mathewson (Đại học MC Master, Canada, 1990-2016) còn chỉ ra: trẻ sinh nhẹ cân không chỉ có nguy cơ bị các vấn đề về thể chất mà còn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần sau này trong cuộc đời như tăng động, trầm cảm, khả năng hòa nhập cộng đồng thấp,…

Lựa chọn chăm sóc răng miệng an toàn cho bà bầu không sử dụng kháng sinh

Để điều trị bệnh viêm lợi, viêm nha chu giải pháp thông thường hay bị “lạm dụng” đó là kháng sinh.  Tuy nhiên, các loại kháng sinh mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh răng lợi như: Tetracycline, Doxycycline, Metronidazole lại khuyến cáo không được dùng cho phụ nữ có thai vì có thể gây những tác dụng bất lợi cho thai nhi.  Chính vì vậy, sử dụng kháng thể IGY của Nhật Bản là giải pháp phù hợp cho mẹ bầu.

Theo Tiến sĩ  Rahman Shofiqur, Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu, Nhật Bản- nơi cung cấp hơn 90% kháng thể IgY cho toàn thế giới, chia sẻ: “Kháng thể IGY có nhiều ưu điểm vượt trội so với liệu pháp điều trị bằng kháng sinh: kháng thể IgY không hấp thu vào máu, không đi vào tuần hoàn thai nhi cũng như sữa mẹ, vì vậy không ảnh hưởng đến chức năng gan thận và hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ”.

Kháng thể IgY này được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, không gây các phản ứng phản vệ của cơ thể, không gây dị ứng trừ trường hợp dị ứng với protein trong trứng gà, không bị đề kháng thuốc, không ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột.

Quan trọng nhất, với ái lực rất cao trước tác nhân chính gây bệnh răng lợi, kháng thể IGY có thể di chuyển đến những ổ vi trùng nằm sâu trong mô lợi, túi lợi, các kẽ răng hay lỗ sâu răng nhỏ và nhanh chóng phát huy tác dụng ức chế vi khuẩn tại chỗ, cụ thể vi khuẩn S.mutans gây sâu răng, vi khuẩn P.Gingivalis tác nhân hàng đầu phát triển viêm lợi, viêm nha chu.

Chính vì vậy, Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Văn Hiền, Tổng Thư Ký Hội Sản Phụ Khoa TPHCM, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc đã nhận định: “Bệnh lý răng miệng thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Do nồng độ nội tiết tố tăng cao, nên việc phòng ngừa bệnh răng lợi khi mang thai không chỉ dừng ở việc vệ sinh răng miệng, chúng ta cần phải bổ sung các chế phẩm an toàn để tác động trực tiếp lên tác nhân gây bệnh là vi khuẩn có hại.  Chúng ta có thể lựa chọn kháng thể IgY, đó là một kháng thể phòng ngừa bệnh lý của răng lợi, hoàn toàn an toàn cho người phụ nữ mang thai”.

IgYGate PC-DG an toàn với mẹ bầu, hiệu quả với răng sâu.
IgYGate PC-DG an toàn với mẹ bầu, hiệu quả với răng sâu.

Tại nước ta, sản phẩm chứa kháng thể IgY (có tên gọi là IgYGate DC-PG gồm Ovalgen DC và Ovalgen PG) có mặt vào năm 2013, và được Bệnh Viện Răng Hàm Mặt TƯ Hà Nội nghiên cứu trên bệnh nhân viêm nha chu sử dụng kết hợp viên ngậm IgYGate DC-PG và can thiệp cơ học (làm sạch mảng bám răng) và không dùng kháng sinh. Kết quả ghi nhận: viên ngậm IgYGate DC-PG giúp giảm 80% triệu chứng chảy máu lợi, đặc biệt lượng vi khuẩn gây bệnh trong mô lợi giảm tới 150 lần so với can thiệp cơ học đơn thuần.

Như vậy, với lựa chọn kháng thể IgY, phụ nữ mang thai không còn lo lắng trước bệnh răng lợi trong thai kỳ, qua đó giúp cho thai nhi khỏe mạnh và an toàn trước vi khuẩn có hại gây bệnh răng lợi.

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây