Bác sĩ Lê Văn Hiền: Viêm Lợi, Viêm Nha Chu có dẫn đến sinh non hay không?

Viêm lợi, Viêm Nha Chu có dẫn đến sinh non hay không?
Viêm lợi, Viêm Nha Chu có dẫn đến sinh non hay không?

Trước câu hỏi trực tiếp của một sản phụ có nội dung như trên , Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Văn Hiền, Tổng Thư Ký Hội Sản Phụ Khoa TPHCM, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc đã có câu trả lời vô cùng ý nghĩa về các vấn đề liên quan đến bệnh răng lợi, nguyên nhân, giải pháp, trong đó đặc biệt quan trọng đã đưa ra câu trả lời rất thuyết phục cho câu hỏi “viêm lợi, viêm nha chu có dẫn đến sinh non hay không?”.

Một sản phụ có tên là Quỳnh Mai đã đặt câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến trên trang fanpage Dr. Hien Le và Dinh Dưỡng Bà Bầu ngày 6/6/2017 như sau:

“Bác sĩ ơi, có phải bị chảy máu lợi khi mang thai có thể dẫn đến sinh non hay không? Tại sao lại có hiện tượng chảy máu chân răng như vậy?”

Bác sĩ Lê Văn Hiền: Viêm Lợi, Viêm Nha Chu có dẫn đến sinh non hay không? 1

Bác sĩ Lê Văn Hiền, Tổng Thư Ký Hội Sản Phụ Khoa TPHCM, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc đã đưa ra câu trả lời rất cụ thể và chi tiết, giúp cho nhiều mẹ bầu tháo gỡ các vấn đề liên quan không chỉ đến câu hỏi trên mà còn đưa ra nhiều thông tin, lời khuyên vô cùng có giá trị trong hành trình mang thai.

Vì sao phụ nữ mang thai dễ gặp vấn đề về răng lợi?

Theo Bác sĩ Lê Văn Hiền, Người phụ nữ mang thai có rất nhiều vấn đề về răng miệng có thể xảy ra, ví dụ: dễ bị chảy máu chân răng, dễ bị nha chu, dễ bị bọng răng, sâu răng thậm chí là mẻ răng khi ăn những món cứng quá.

Nguyên nhân các bệnh lý răng miệng thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, cho tới nay đã có nhiều nghiên cứu ghi nhân, đó là:

1. Khi có thai nồng độ progestrerone và estrogen trong thai kỳ do bánh nhau tiết ra tăng lên rất nhiều. Chính sự thay đổi của nội tiết tố này làm cho mô niêm mạc xung huyết, phù nề, trong đó có niêm mạc của đường răng miệng và lợi.

2. Thứ 2 nữa, cũng do vấn đề nội tiết tố trên đã kích hoạt quá trình viêm và quá trình tiền viêm dẫn dến mô niêm mạc của vùng răng lợi rất dễ bị viêm, nên nếu vệ sinh răng miệng không tốt hoặc có những mảng bám ở đường răng miệng thì chúng ta rất dễ bị vấn đề răng miệng như nha chu, sâu răng.

3. Và ngoài ra, vấn đề thiếu canxi, cũng như tình trạng về các thành mạch rất dễ tổn thương, đặc biệt thành mạch ở vùng răng miệng nên dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng (biểu hiện của viêm lợi, viêm nha chu).

Tìm hiểu thêm: Mẹ bị đau răng khi mang thai cuối tháng phải làm sao?

Phụ nữ mang thai có nên đi trám răng hoặc can thiệp thủ thuật?

Trước thực trạng không thể không bị các vấn đề răng lợi khi mang thai, Bác sĩ Lê Văn Hiền đã đưa ra lời khuyên về giải pháp điều trị mà nhiều thai phụ đắn đo từ lâu như: có nên đi khám răng, có nên trám răng hoặc cho bác sĩ can thiệp cơ học hay không?

Bác sĩ chia sẻ:

Trong việc điều trị các vấn đề về răng miệng khi có thai, phụ nữ mang thai rất ngại đi khám nha sĩ. Ngược lại, nha sĩ cũng ngại xử lý điều trị cho phụ nữ mang thai bởi vì rất sợ thuốc hoặc can thiệp đó có thể ảnh hưởng đến thai kỳ hay không.

Bác sĩ Lê Văn Hiền khuyên nếu phụ nữ có thai khi gặp vấn đề răng lợi vẫn có thể đi khám nha sĩ, một số thuốc an toàn cho phụ nữ có thai vẫn có thể cho. Nhưng những can thiệp như trám răng, hoặc can thiệp thủ thuật NÊN HẠN CHẾ. Bởi vì theo bác sĩ:

  1. Trám răng có thể bị nhiễm thủy ngân
  2. Can thiệp thủ thuật răng bị bằm thì rất dễ bị mẻ răng, bể răng.

Nha chu, sâu răng dẫn đến sinh non hay không?

Sau khi giúp phụ nữ có thai hiểu được rất rõ về nguyên nhân và các giải pháp nên tránh khi điều trị viêm lợi viêm nha chu hay sâu răng, Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Văn Hiền, Tổng Thư Ký Hội Sản Phụ Khoa TPHCM, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc đã đưa ra ý kiến về sự liên quan giữa viêm nha chu, sâu răng với một trong những biến chứng không mong muốn ở thai kỳ là SINH NON.

Nha chu, sâu răng dẫn đến sinh non hay không? 1

Theo Bác sĩ: những bệnh lý viêm nha chu, những bệnh lý đường răng miệng nếu chúng ta không điều trị mà trở thành mãn tính lập đi lập lại thì nó sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến thai kỳ:

  1. Thứ nhất là sinh non
  2. Thứ hai là nhiễm trùng bào thai nếu như nhiễm trùng đường răng miệng đi vô trong đường máu
  3. Hoặc có thể dẫn đến thai suy dinh dưỡng, thai chậm tăng trưởng trong tử cung
  4. Và có thể dẫn đến tiền sản giật, sản giật,… Đó là một trong những yếu tố nguy cơ tiền sản giật, sản giật.

Như vậy, không chỉ dẫn đến sinh non, viêm lợi, viêm nha chu và sâu răng còn dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Lời khuyên cuối cùng bác sĩ đưa ra cho thai phụ: “Chúng ta nên phòng ngừa nha chu và các vấn đề răng lợi khi mang thai để không bị các biến chứng không đáng có trong thai kỳ xảy ra”.

Xem thêm: Giảm phụ thuộc vào kháng sinh, Nhật Bản phòng trị bênh răng lợi bằng kháng thể IgY

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Văn Hiền

Tổng Thư Ký Hội Sản Phụ Khoa TPHCM, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc

HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Vui lòng nhập câu hỏi của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây